Lịch sự của hệ điều hành Android và những điều chưa biết !

Ba năm sau, phiên bản Android thương mại đầu tiên được phát hành và smartphone HTC Dream đã góp công rất lớn để đưa nền tảng này đến với người dùng.
Hệ điều hành của Google không phải lúc nào cũng đặt tên theo món bánh ngọt, phiên bản 3.0 dành riêng cho máy tính bảng, đã có 1 tỷ thiết bị chạy Android.

Nhìn thấy tiềm năng của thị trường điện thoại thông minh, Google đã mua lại một công ty tương đối nhỏ mang tên Android vào giữa năm 2005. Ba năm sau, phiên bản Android thương mại đầu tiên được phát hành và smartphone HTC Dream đã góp công rất lớn để đưa nền tảng này đến với người dùng.

Mặc dù được biết đến rộng rãi là hệ điều hành dành cho điện thoại di động, tuy nhiên Android đã xâm nhập vào ngóc ngách của nhiều ngành khác như đồng hồ thông minh, SmartTV, thiết bị chơi game hay cả ôtô… Với sự tăng trưởng mạnh mẽ, Android nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần hệ điều hành di động và gặt hái nhiều thành công. Dưới đây là những thông tin thú vị và các cột mốc đáng nhớ về hệ điều hành của Google.

Android không phải lúc nào cũng đặt tên theo các món bánh ngọt

ban_biet_gi_ve_android_6
Thành công với bản thương mại đầu tiên mang tên Android 1.5 Cupcake, Google tiếp tục đặt các phiên bản tiếp theo dựa vào tên món bánh tránh miệng. Tuy nhiên trong những ngày đầu, Android được đặt bằng các tên mã robot nội bộ như Astro Boy, Bender, thậm chí là R2-D2.

Sau bản phát hành năm 2008, Google quyết định giữ cách đặt tên theo các món bánh ngọt, thứ tự trong bảng chữ cái ABC. Ngoài các bản thương mại, một vài bản cập nhật cho Android lấy cảm hứng từ snack, hay HTC Dream có bản nâng cấp mang tên Petit Four, đặt tên theo món bánh tráng miệng nhỏ của Pháp.

Android 3.0 Honeycomb là bản duy nhất không dành cho smartphone

ban_biet_gi_ve_android_7
Đầu năm 2011, Google tung ra Android 3.0 Honeycomb thiết kế dành riêng cho máy tính bảng, trong đó thiết bị khởi đầu là Motorola Xoom. Đáng tiếc là bản này không nhận được các đánh giá tích cực từ cả các chuyên gia công nghệ và người dùng.

Google nhanh chóng phát hành Android 4.0 Ice Cream Sandwich. Thay vì xây dựng Android theo hai hướng là smartphone riêng, tablet riêng; hệ điều hành mới thích ứng để phù hợp với các kích thước màn hình. Điều này tiếp tục được duy trì trên các phiên bản sau này.

Hơn 1 tỷ thiết bị Android đã kích hoạt

ban_biet_gi_ve_android_8
Sundar Pichai, người mới đảm nhiệm CEO Google trong một thông báo cho biết, đã có hơn 1 tỷ thiết bị chạy Android được kích hoạt trên toàn cầu. Sẽ không ngạc nhiên nếu đi đâu bạn cũng thấy sự hiện hữu của Android, khi mà so sánh con số trên với dân số thế giới là 7,3 tỷ người.

Số ứng dụng trên Android nhiều hơn mọi đối thủ

ban_biet_gi_ve_android_9
“Chợ” phần mềm Android Market được tung ra năm 2008, chỉ vài tháng khi Apple giới thiệu kho ứng dụng App Store. Mặc dù xuất hiện gần nhau như vậy nhưng kho phần mềm của Google mới vượt qua đối thủ đáng gờm nhất của mình thời gian gần đây, tính trên phương diện số lượng. Được đổi tên vào năm 2012, kho phần mềm Google Play hiện có khoảng 1,5 triệu ứng dụng.

Smartphone Android “sơ khai” rất khác ngày nay

SONY DSC

SONY DSC

HTC Dream được biết đến là thiết bị “tổ tiên” của “nhà” Android với bàn phím trượt QWERTY và màn hình cảm ứng 3,2 inch. Tuy nhiên, ban đầu các mẫu thử Android lại khác xa vậy, nó trông giống sản phẩm của BlackBerry hay Palm, nhấn mạnh vào các nút vật lý. Thời ấy, hệ điều hành của Google cũng không đòi hỏi nhiều tài nguyên, máy chỉ cần có bộ xử lý OMAP 850, RAM 64 MB.

Người thiết kế biểu tượng Android

ban_biet_gi_ve_android_11
Giống như phần mềm, linh vật của Android cũng là mã nguồn mở. Đó là lý do mà có rất nhiều biến thể dựa trên biểu tượng robot màu xanh nhưng Google không đưa ra bất kỳ phản ứng nào.

Người tạo ra logo cho Android là nhà thiết kế có tên Irina Blok, lấy cảm hứng từ đồ chơi và các bộ phim khoa học viễn tưởng. Mặc dù không được đặt tên chính thức nhưng linh vật này thường được gọi là Andy Android. Trong khi đó nội bộ Google nhắc đến nó với tên Bugdroid.

Android khiến cựu CEO Google phải rời Apple

ban_biet_gi_ve_android_12
Trước khi phát hành Android, cựu CEO Google, ông Eric Schmidt là một thành viên trong ban giám đốc Apple. Tuy nhiên chưa đầy một năm sau khi Android ra mắt, Eric Schmidt đã phải rời Apple, lý do không gì khác bởi Android và iOS là đối thủ của nhau. Người có tầm nhìn và đưa ra quyết định trên là cố CEO Apple, Steve Jobs.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *